Chụp ảnh tia chớp rất rắc rối, nó đòi hỏi sự kiên nhẫn và yếu tố may mắn. Tuy nhiên, nó cũng có thể trở thành một trong những đối tượng thú vị và đáng chụp nhất.
Mấu chốt để có những bức hình đẹp là phải chuẩn bị và cài đặt máy ảnh thật cẩn thận. Sau đó, bạn cần kiên nhẫn chờ đợi và chụp thật nhiều ảnh đủ để chọn ra 1 hay 2 tấm xuất sắc nhất.

Dưới đây là một số hướng dẫn chụp ảnh ánh chớp rất hữu ích cho bạn.

Địa điểm chụp ảnh sấm chớp

Bạn muốn đứng ở vị trí cách cơn bão khoảng 6-10 dặm. Đứng gần hơn sẽ rất nguy hiểm mà lại khiến bạn khó chụp ảnh. Còn nếu bạn đứng xa hơn thì tia sét xuất hiện trong ảnh sẽ rất bé và trông cũng đần độn.

Cách đơn giản nhất để biết được vị trí của bạn cách cơn bão bao xa chính là đếm thời gian giữa tia sét và tiếng sấm. Ở khoảng cách 6 dặm, thời gian đếm được là 30 giây.

Hãy cố gắng đứng về phía góc phải so với cơn bão để tia sét đi qua khung hình, chứ không phải đi thẳng hay xa khỏi bạn.

Như vậy sẽ là an toàn hơn và giữ được cơn bão trong tầm nhìn lâu hơn, cho bạn cơ hội tốt hơn để chụp những bức ảnh đẹp.

Nếu có thể, bạn nên đứng dưới mái che của một tòa nhà để tránh tự làm ướt bản thân cũng như các thiết bị khi mà mưa xối xả như trút nước.

Để an toàn, bạn không được đứng gần bất thứ gì cao như cây cối, dây cáp, cột kim loại trong phạm vi 50 feet và cũng không được dùng ô. Nếu đứng ở vị trí cách chưa đến 6 dặm, bạn nên đứng trong một tòa nhà nào đó hoặc ngồi trong ô tô.

Ngoài việc lựa chọn địa điểm thì bạn cũng cần phải có những thiết bị hỗ trợ chụp ảnh tia chóp để có thể cho ra những bức ảnh ưng ý nhất và đẹp nhất.

Chụp tia chớp vào ban đêm

Chụp tia chớp vào buổi đêm là thời gian dễ dàng và nên thử nhất khi mà bạn chưa từng thử chụp trước đây.

Cài đặt máy ảnh ở chế độ Bulb (bấm máy và màn trập mở liên tục đến khi nào thả nút chụp thì màn trập mới đóng lại), chỉ số ISO thấp (100-200) và chọn khẩu độ khoảng f/5.6 để bắt đầu.

Khi thấy một tia chớp, bạn hãy nhấn và giữ nút chụp để mở màn trập. Thả ra khi bạn thấy được có vài tia chớp ánh lên trên khung hình. Chụp ảnh vào ban đêm thường không có hiện tượng phơi sáng quá lâu nên bạn có thể để màn trập mở đến 2 phút, nhưng 30 giây cũng được rồi.

Một khi đã chụp được vài kiểu ảnh, hãy kiểm tra chúng trên màn hình LCD. Nếu ảnh quá tối hãy thử khẩu độ rộng hơn, thời gian phơi sáng lâu hơn, hoặc chỉ số ISO cao hơn. Nếu ảnh quá sáng, hãy làm ngược lại.

Những đám mây di chuyển trên bầu trời có thể bị nhòe trên ảnh, điều này khá phổ biến trong những đêm có gió. Khi đó, bạn cần giảm thời gian phơi sáng. Bạn cũng cần làm như vậy nếu chụp gần thành phố để tránh ô nhiễm ánh sáng sẽ phá hỏng bức ảnh.

Ảnh tia chớp vào ban đêm

Chụp tia chớp vào ban ngày

Chụp tia chớp vào ban ngày khó hơn ban đêm rất nhiều vì bạn phải đảm bảo môi trường xung quanh cũng được phơi sáng đủ.

Cài đặt máy ảnh ở chế độ ưu tiên khẩu độ. Sau đó lựa chọn tốc độ màn trập 1/15 – ¼ giây và chỉ số ISO thấp khoảng 100-200. Trước tiên, hãy chụp thử cảnh vài tấm, kiểm tra từng ảnh và điều chỉnh tốc độ màn trập cho tới khi khung cảnh được phơi sáng đủ.

Hãy nhớ rằng tốc độ màn trập càng nhanh thì sẽ càng khó để chụp được tia chớp. Sử dụng bộ lọc phân cực (Polarising) hoặc ND sẽ làm giảm độ phơi sáng từ 1-3 stop, cho phép bạn chụp với tốc độ màn trập thấp hơn.

Khi đã cài đặt được độ phơi sáng phù hợp, hãy làm theo những kĩ thuật như trên, đợi một tia chớp xuất hiện rồi mở màn trập. Điểm khác biệt chủ yếu giữa chụp tia chớp vào ban ngày và ban đêm là thời gian phơi sáng ngắn hơn. Điều này khiến việc chụp được một bức ảnh tia chớp đẹp khó khăn hơn, nhưng chỉ cần kiên trì bạn sẽ làm được thôi.