Chúng ta vẫn thường ngưỡng mộ những bức ảnh chụp chân dung ngoài trời của các hotgirl trên mạng. Và ngày hôm này, picture.vn sẽ mách bạn những mẹo chụp ảnh ngoài trời đẹp để có những bức ảnh thật lung linh khiến ai cũng phải ngước nhìn.
Chụp ngược sáng
Đây có thể là một cách hay để thêm ánh sáng cho ảnh. Thứ quan trọng trong việc chụp ảnh ngược sáng là độ phơi sáng. Bộ phận đo sáng ở máy ảnh có thể bị nhầm với việc đo ánh sáng đằng sau chủ thể.
Khi phơi sáng, việc này sẽ khiến chủ thể bị che bóng. Bạn phải đặt độ phơi sáng tốt cho ánh sáng trên mặt chủ thể, sử dụng các cài đặt đo ánh sáng phù hợp trên máy ảnh hoặc thiết bị đo ánh sáng cầm tay. Một cách hay để tạo hiệu ứng 3D cho ảnh của bạn là thêm đèn flash fill-in với những bức ngược sáng vì hai nguồn sáng sẽ kết hợp tạo hình tốt và cân bằng ánh sáng.
Lời khuyên: Có thể bạn sẽ phải tùy chỉnh các cài đặt cân bằng trắng khi thời gian trôi qua, đặc biệt khi có sự thay đổi lớn trong mức độ nắng, mây hoặc nếu bạn chụp trong nhiều điều kiện khác nhau, ở chỗ sáng rồi ra chỗ râm.
Tạo dáng
Dù địa điểm chụp đẹp đến đâu, ánh sáng có hoàn hảo đến đâu, nếu mẫu tạo dáng xấu thì khá chắc là họ sẽ không hài lòng với sản phẩm cuối cùng. Mẫu luôn trông đẹp hơn với một góc chụp tốt và cách tạo dáng đẹp.
Giả sử bạn có đủ bộ nhớ, số ảnh bạn chụp không giới hạn, chỉnh sửa số ảnh và giảm số lượng ảnh xuống số ảnh yêu cầu trong quá trình hậu sản xuất. Điều nữa, nếu chụp dưới định dạng RAW, bạn sẽ kiểm soát ảnh tốt hơn.
Mọi người thường không biết làm gì với tay và cẳng tay của họ trong hình. Kết quả là mọi người trông thường có cảm giác không thoải mái. Thay vì thả tay, hãy thử kết hợp sử dụng tay trong các kiểu tạo dáng chụp ảnh, hoặc để mẫu đặt tay lên một bề mặt ngang.
Một góc chụp lạ có thể thêm năng lượng và cường độ cho bức ảnh chân dung. Nếu bạn muốn chụp được những tấm ảnh trông thật năng động, hãy thay đổi góc chụp và điểm chụp liên tục, không ngừng tìm kiếm tấm ảnh đẹp nhất. Đừng ngại thử các kiểu tạo dáng khác nhau và hãy cứ thoải mái – nếu chủ thể bắt kịp với bạn, điều này sẽ được thể hiện trên các bức ảnh.
Không lấy nét hậu cảnh
Một phương pháp phổ biến để tập trung mọi sự chú ý vào chủ thể là làm mờ hậu cảnh. Điều này có thể thực hiện bằng cách sử dụng một khẩu độ rộng hơn, ví dụ như f/2.8-4. Nếu máy ảnh của bạn có chế độ chụp chân dung (biểu tượng trên máy ảnh thường là hình cái đầu), thì khi chọn chế độ này, máy ảnh cũng tự làm điều tương tự. Hoặc, hãy để chế độ ưu tiên khẩu độ và chọn khẩu độ rộng.
Ống kính cùng độ dài tiêu cự lớn thường cho ra độ sâu trường ảnh thấp nhưng thường lại đắt hơn. Nếu bạn không có nhiều tiền, một cách khác cho bạn là sử dụng các hiệu ứng trong một chương trình chỉnh sửa, ví dụ Photoshop. Bằng cách làm mờ hoặc làm mờ viền, việc tập trung sự chú ý của người xem vào mẫu chụp trở nên dễ dàng. Ví dụ sẽ được trình bày ở phần hậu sản xuất.
Việc lên kế hoạch trước là hoàn toàn bình thường nhưng đừng coi thường những tấm ảnh trông có vẻ thảm họa. Rất nhiều thợ chụp ảnh thành công với những tấm như thế bằng cách chụp nhanh hơn và chụp liên tục tái hiện cảm xúc và sự kiện nhưng chính nó đang xảy ra.
Cứ chờ đợi các phản ứng và trường hợp khác xảy ra, và khi chụp đám đông người di chuyển nhanh, chuyển máy ảnh qua chế độ chụp liên tục để bạn không phải lấy nét lại liên tục nữa. Một ống kính có thể zoom khiến việc tạo bố cục dễ hơn nhiều, cũng như di chuyển chính đôi chân của bạn.
Đừng ngại thay đổi góc chụp khiến chủ thể thoải mái
Đây là điều thường xuyên bị coi thường tuy nhiên đây là yếu tố quan trọng trong việc chụp được một tấm ảnh chân dung đẹp.
Ấn tượng đầu tiên rất quan trọng nên hãy khiến chủ thể thoải mái, kể cả khi bạn đang lo lắng hay nghĩ về những khía cạch kĩ thuật của buổi chụp. Làm thân với chủ thể nghĩa là họ sẽ kiên nhẫn hơn với các yêu cầu bạn đưa ra.
Những thứ đơn giản như đến đúng giờ, tươi cười, chào hỏi, kể chuyện đùa vui hay thể hiện sự quan tâm với mẫu đều có thể giúp đỡ bạn trong quá trình này. Đề ra một kế hoạch tỉ mỉ, viết ra những yêu cầu của bạn hay bản phác thảo kiểu ảnh bạn muốn chụp cũng rất có ích. Mang theo một bức ảnh tạo cảm hứng cho bộ ảnh, vì đây cũng có thể giúp bạn ăn điểm với mẫu.
Xuất hiện với phong thái tự tin, dù bạn không tự tin cho lắm, và chỉ rõ mục tiêu của bạn sẽ giúp bạn và chủ thể làm việc ăn ý hơn và khiến chủ thể cảm giác được bao gồm trong suốt quá trình. Họ cũng có thể có ý kiến đề xuất hay.
Thợ chụp ảnh chân dung thường dành 15-30 phút chỉ để tìm hiểu về chủ thể, và thường không tính vào thời gian được trả tiền. Dành một số lượng thời gian vừa đủ để có thể thoải mái với mẫu.
Đèn flash ở chế độ fill-in
Thường đèn flash chỉ được sử dụng trong những trường hợp ít ánh sáng, nhưng đèn flash cũng có thể được sử dụng hiệu quả để chiếu sáng các khu vực bị che bóng do ánh sáng mạnh có hướng.
Đèn flash fill-in cũng rất dễ sử dụng – đơn giản là hãy đo độ phơi sáng từ dưới đất (dùng chế độ đo theo đánh giá chung Evaluative) và đèn flash tự động của bạn sẽ tự làm phần việc còn lại. Có những lúc bạn phải tự hiệu chỉnh kết quả đèn flash để quản lý ánh sáng nhưng một số đời máy tự động hiệu chỉnh.
Bạn có thể đánh giá mức độ sáng của đèn flash trên chủ thể bằng cách nhìn nhanh qua màn hình LCD để xem các điểm sáng có bị mất chi tiết không bằng cách sử dụng histogram để kiểm tra độ phơi sáng cân bằng của toàn bức ảnh, hoặc bằng những khoảng trắng nhấp nháy, chỉ những nơi trong ảnh nhận quá nhiều độ phơi sáng.
Đừng quá bận tâm về việc liệu histogram đã thể hiện độ phơi sáng hoàn hảo chưa vì đôi khi các điểm sáng bị mất chi tiết có thể xóa đi những thứ không quan trọng trong ảnh, khiến chủ thể nổi bật hơn. Điều quan trọng là hãy đảm bảo chủ thể được phơi sáng hợp lý.
Ngày nay, nhiều bạn chưa làm chủ được các thông số và các yếu tố nêu trên thì thường chọn những dịch vụ chụp ảnh chân dung được cung cấp bởi các studio.
Nếu bạn cũng đang tìm một đơn vị chụp ảnh chân dung chuyên nghiệp thì Picture.vn là một đơn vị đáng để bạn cân nhắc về sự chuyên nghiệp và độ uy tính,